Tha La Xóm Đạo - Trảng Bàng - Tây Ninh

       

HẬN THA LA
Nhạc: Sơn Thảo - Ý thơ Vũ Anh Khanh

Ðây Tha La Ðây xóm đạo tiêu điều
Cây buồn quanh hận thù dâng ai oán
Ðây mênh mông,
Tha La buồn quạnh quẽ
Kìa rừng cây trái ngọt khách một dạo về thăm xóm
Hồn ngây ngất và buồn xưa lây lất
Nhìn hoa máu rưng sầu.
Ðây
Tha La Ðây xóm đạo hoang tàn
Mây trời vây quanh màu tang khói lửa
Bao năm qua,
Tha La còn chờ đó
Ðoàn người đi giết thù đã hẹn về từ dạo ấy
Lòng viễn khách, bồi hồi như thương tiếc
Mùa thu nắng hanh vàng.
 
Tha La ơi, xóm đạo ơi
Còn đâu nữa chiếc áo ngày xưa
Ðành khép kín, khoác vào bộ chiến y
Lòng hờn căm, một chiều xưa lửa dậy
Nghe não nùng chưa,
Tha La sầu khuất biếc
Xóm đạo chắc hận thù.
Ðây
Tha La Ðây xóm đạo yên lành
Nay còn Ðây một rừng xanh suối mát
 
Tha La ơi, khi nao giặc tan hết
Ngày vui xưa trở lại, khách sẽ hẹn về thăm xóm
Hồn lây lất, và buồn xưa chất ngất
Hận kia đến bao giờ. 





                                                                 (Nhạc Lời DZũng Chinh)
Đây suối rừng xanh đồn quanh
Đầy mây trắng nghìn hoa với cây lành
Còn gì viễn khách về đây chi hỡi người
Đất Việt giặc tràn lan
Biết
Tha La hận căm
Nhẹ bước gặp cụ già, ngạo nghễ đang ngóng gió
Em chẳng biết gì ư ?
Cười run run râu trắng
Đã từ bao năm qua khói loạn phủ mịt mù
Nghe gió quạnh hiu, ngừoi ơi còn ai biết gì vui đễ tâm tình
Còn làm đất đá chuyển rung bao thế hệ có từng đoàn người trai
Biết bao nhiêu người đi, thề chẳng trở lại nhà, mà giờ nay đã chết!
Nghe gió rít từng cơn, buồn trưa trưa lây lất
và buồn xưa xưa ngây ngất lòng càng não nùng  
Khách về chi đây, nghe tiếng hát khách hận gió lay buồn
Tiếng hờn ai oán, cời ra áo một chiều thu lửa dậy
Nghe não nùng chưa,
Tha La buồn tiên kiếp, Tha La giận mùa thu
Ôi khi hết giặc xong
Hãy về thăm Tha La có trái ngọt cây lành
Cây lá ngẩn ngơ nằm trên nghìn hoa máu làm hoen cả ven rừng
Lòng người viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh với rừng già mong manh
Đám mây tan phủ quanh, trời tối về nghẹn ngàn hàng
Lạnh dài đôi khúc hát
Vang giữa chiến trường xa, giặc đang gieo tang tóc
Từng đoàn trai ra đi đã thề chẳng về nhà

THA LA XÓM ĐẠO
Thơ Vũ Anh Khanh
*********

Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi,Tha la bảo:
- Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.

Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng

Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?
Xin thưa, tôi lạc bước!

Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, đưa đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ.
Nghìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nhìn hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng
Tha La hỏi: - Khách buồn nơi đây vắng?
- Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!

- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn.
Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít,
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch.
Gặp cụ già đang ngắm gió bâng khuâng
Đang đón mây xa... Khách bỗng ngại ngần:
- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng: "Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!

Người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than".

***

Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh
ờ... Ơ... Hơ... Có một đám Chiên lành
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh chúa, đám Chiên lành run rẩy:
- Lạy đức Thánh Cha!
Lạy đức Thánh Mẹ!
Lạy đức Thánh Thần
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...

Rồi... cởi trả áo tu,
Rồi... xếp kinh cầu nguyện
Rồi... nhẹ bước trở về trần...
Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy ngừng chân,
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
Trời Tha La vần vũ đám mây tang,
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi cho bẽ bàng!
ờ... Ơ... Hơ...ờ... ơ Hơ... Tiếng hát;
Rung lành lạnh, ngân trầm đôi khúc nhạc,
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách quá đi thôi!

***

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ.
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha La dâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám Chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh...


***************

n Tha La phát nguyên do chữ của người Thuỷ Chân Lạp hay Khmer là “Schla", được người Việt đọc trại thành "Tha La", nó là vùng đất xưa nơi người Chân Lạp định cư, trước khi sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Vì là tên của người Khmer nên nó có âm thanh lạ tai của ngoại ngữ khi chúng ta dùng mà không mang nghĩa Việt ngữ nào hết. Nhưng nếu phải dịch từ ngữ "Schla" thí nó có nghĩa là trạm, trại, nhà lồng, nhà mát. Vùng Tha La ngày xưa là rừng rậm hoang vu, đã được quan quân và con dân chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước. Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên Tha La. Tại nhiều tỉnh khác như Châu Đốc, Trà Vinh, có đồng bào Khmer ở, cũng có nhiều địa danh Tha La nhưng nó không nổi tiếng như ThaLa Xóm Đạo của Trảng Bàng để rồi địa danh này được đưa luôn vào văn học và âm nhạc Việt Nam. Tha La theo dấu chân của Trảng Bàng khi thì vì Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh, có dạo thời Pháp thuộc Trảng Bàng bị sáp nhập vào Gia Định, rồi lại được tách riêng theo Tây Ninh thời đệ nhất VNCH, rồi Trảng Bàng lại bị chia cắt vào đất tỉnh mới là Hậu Nghĩa thời đệ nhị CH, rồi chính quyền hiện nay lại sát nhập Tha La, Trảng Bàng vào tỉnh Tây Ninh. Điều hiển nhiên mà nhiều người Tây Ninh hay Gò Dầu, Trảng Bàng cứ xem Tha La thuộc địa phận Tây Ninh vì sự gắn bó lịch sử từ nguyên thủy.

***************

 bt  từ “http://vi.wikipedia.org/

Comments

Popular posts from this blog

Hảo Song Nhi!

Mũi Né - Phan Thiết II