Hảo Song Nhi!


Không hiểu sao, sau khi mình đọc xong tác phẩm "Lộc Đỉnh Ký" của Kim Dung, mình cảm thấy rất thích nhân vật Song Nhi và dành một tình cảm rất đặc biệt cho cô gái này, hay nói đúng hơn có những lúc mình phải giật mình, vì mình có cảm tưởng là mình đã yêu một người mơ hồ, một nhân vật trong tiểu thuyết (và những lúc ấy mình chỉ còn cách là mình tự trách mình bị điên mất rồi). Sở dĩ mình cảm thấy điều đó là vì: mỗi lần lên mạng tìm hiểu về Song Nhi, mình cảm thấy rất ghét những ai nói xấu hoặc không thích Song Nhi, trên màn hình máy tính hay điện thoại mình đều để hình của Hà Trác Ngôn, người đã vào vai Song Nhi trong Lộc Đỉnh Ký 2007, mình chỉ thích lấy hình ảnh để tượng hình vậy thôi chứ không thích người, vì cô thể hiện không đạt vai Song Nhi này, không thể hiện và bộc lộ hết những gì mà Song Nhi có được trong truyện. Nhưng sau đây mình cũng xin trình bày về tiểu sử của cô gái này, để mọi người hiểu là vì sao mình lại thích đến như vậy.
Song Nhi chỉ là người hầu của bà vợ thứ ba của Trang Kiến Long, một nhà nho Trung Hoa đã có công tụ họp người trí thức triều Khang Hy soạn bộ "Minh Thư tập lược", bị Ngao Bái nhà Thanh giết. Song Nhi người gốc Hàng Châu, ngay từ thơ ấu, đã chịu chung cái số phận đau thương của bà chủ mình: bị đày lên khu vực ngoại thành Bắc Kinh. Trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung để cho Tiểu Bảo 16 tuổi, gặp Song Nhi và nhận cô làm người hầu lúc cô 14 tuổi. Quan hệ giữa hai người vừa là chủ tớ, vừa là bạn bè. Song Nhi mở miệng ra gọi luôn Tiểu Bảo là "tướng công"; Tiểu Bảo mở miệng ra gọi Song Nhi luôn luôn là "Hảo Song Nhi". Song Nhi võ công cao cường, nhân phẩm đoan chính, có học vấn và tấm lòng trung thành vô hạn đối với Tiểu Bảo, nên mình rất có cảm tình đặc biệt với cô gái này dù nhan sắc hãy còn thua xa Phương Di, người mà Tiểu Bảo nhận làm vợ lớn.

Gần như Song Nhi là cái bóng của Tiểu Bảo. Hễ Tiểu Bảo đi đến đâu, cô đều đi theo đến đó, phục vụ cơm nước, áo quần, bàn chuyện tính mưu định kế. Cô đã đánh cho bọn Lạt Ma Tây Tạng chổng càng chổng gọng để cứu Tiểu Bảo, cùng Tiểu Bảo tham gia cứu mạng Thuận Trị hoàng đế, ra trận đánh bọn Hoả thương thủ và các tay hảo thủ khác của quân Sa hoàng Nga, hoá trang khi làm sư, khi làm ngự lâm quân Thanh triều để bảo vệ Tiểu Bảo. Gần như Song Nhi không biết sợ một ai, kể cả danh thủ kiếm pháp Phùng Tích Phạm của đảo Đài Loan. Hắn có ngoại hiệu Nhất kiếm vô huyết, ấy vậy mà khi hắn muốn giết Tiểu Bảo; Song Nhi đứng ra liều mình cứu chủ; mũi kiếm của hắn không giết nổi Song Nhi, chỉ làm cô bị thương mà thôi. Từ chiến công này của Song Nhi, người giang hồ đã gọi giễu Phùng Tích Phạm là Bán kiếm hữu huyết (nửa chiêu kiếm đã có máu đổ ra rồi).
Song Nhi đi theo Tiểu Bảo ăn tuyết nằm sương nhưng không bán mình cho anh chàng họ Vi này. Cô bỏ công ra cả tháng, thức đêm để ghép lại những mảnh nhỏ lấy được trong tám cuốn Tứ Thập nhị chương kinh thành một bản đồ lớn mô tả kho báu ở Lộc Đỉnh Sơn mà không hé miệng than thở một lời. Tiểu Bảo hay cợt nhã với Song Nhi, luôn miệng nói với cô câu: "Đại công cáo thành, phải hôn một cái" nhưng thực sự anh ta chưa bao giờ ôm hôn được cô, vì cô cũng chẳng bao giờ dễ dãi để anh chàng này ôm hôn. Ngay đến khi cô ngủ gục vì mệt mỏi, Tiểu Bảo bồng cô vào giường cũng chỉ dám hôn nhẹ lên trán cô mà thôi, để tỏ rõ sự tôn trọng của mình với cô. Trong khi đó, với Kiến Ninh công chúa em vua Khang Hy; với A Kha con gái của Trần Viên Viên; với Phương Di tiểu thư của một dòng tộc danh giá ở Vân Nam; với công chúa Sophia của nước Nga, Tiểu Bảo chưa bao giờ có một sự tôn trọng nhất định trong lòng như vậy.
Điều gì đã khiến nhà văn Kim Dung tôn trọng nhân phẩm của một cô gái mà chỉ làm người hầu như vậy, nâng cô lên trên cả hai vị công chúa, hai vị tiểu thư thiên kim? Đó chính là cái nhìn của ông về bản chất của cái gọi là tầng lớp quý tộc trong chế độ phong kiến Trung Hoa. Những huyền thoại cao quí về tầng lớp đó đã băng hoại, còn lại những sự thật phũ phàng: Kiến Ninh công chúa chỉ mong được gần gũi với Tiểu Bảo; Phương Di danh giá lại có những hành động lừa dối; A Kha cao quí ngu muội đi theo hào quang của gã bạch vệ Trịnh Khắc Sảng, thậm chí hiền lành ngây thơ như Mộc Kiếm Bình, tiểu thư của Mộc vương phủ Vân Nam, cũng bị tác giả cho vẽ lên má một con rùa. Qua nhân vật Song Nhi, mình thấy tác giả Kim Dung có một tình cảm sâu nặng đối với những người lao động với kiếp sống cơ hàn, đặc biệt là đối với những phụ nữ suốt đời chỉ biết làm kẻ hầu người hạ. Tiểu Bảo có thể mở miệng chửi bới tất cả những phụ nữ cao quí là con điếm, con đượi non, mụ điếm già... nhưng không bao giờ trong lòng anh chàng này dám gợi lên một tư tưởng xấu với cô người hầu Song Nhi của mình.
Song Nhi trở thành một trong bảy người vợ của Tiểu Bảo nhưng cô vẫn giữ được đức tính cao đẹp của một người phụ nữ: không hề cạnh tranh, so bì, tỵ nạnh. Các đứa con khác của Tiểu Bảo do Tô Thuyên, A Kha, Kiến Ninh sinh ra đều được cô nuôi nấng, chăm sóc dịu dàng như con của chính mình. Thậm chí, cô còn cảm thấy vui khi có một đứa trẻ được đặt tên là Song Song, bởi vì trong cái tên này có chữ Song trong tên của cô. Chính từ cái đẹp trong tâm hồn của Song Nhi, đã khiến cho mình cảm thấy rất mến cô và từ sâu trong thâm tâm mình đã xây dựng một hình tượng là Song Nhi của riêng mình.
Đây là một đoạn nhận xét về Song Nhi mà mình sưu tầm được trên mạng rồi biên soạn lại cho hợp với ý mình, để trình bày với mọi người. Vì vậy sẽ khó lòng khiến các bạn hiểu rõ về Song Nhi, tuy nhiên cũng sẽ khiến các bạn hiểu thêm đôi chút khi mà bạn nào chỉ mới xem qua phim ảnh không thôi. Còn muốn rõ hơn theo mình nghĩ các bạn nên đọc qua tác phẩm này để hiểu rõ hơn về Song Nhi.
Song Nhi ta mãi yêu nàng!

Comments

linh said…
hi,khong biet nguoi viet bai viet nay la ai n hinh nhu ban khôn qua roi day,khong thich ai lai di thich "hao song nhi".trong so 7 ba vo cua VTB,nguoi ma minh cam thay thich nhat chinh la song nhi day,sau khi xem phim tan loc dinh ky,minh lai cang thich co ay hon,vua thong minh,cham chi,de thuong,dang yeu,lai con gioi vo nua chu.trong so 7 ba vo thi song nhi chinh la nguoi ma VTB nghi den dau tien khi gap hiem nguy ,trui ui,song nhi de thuong qua di thoi.ca ha trac ngon nua,dung that khong co gi de ma che nua!
lovesongnhi said…
chao ban, minh cung rat thich Song Nhi, do qua la 1 nguoi con gai hoan hao, ban co the lien lac voi minh qua nick mamenboy9x@yahoo.com.vn
vitieubao said…
ban nen xem bo loc dinh ky 1998, cung rat hay, song nhi 1998 cung rat dc
song nhi 2008 thi ngay tho wa, ket hop 2 song nhi nay se dc 1 co be cuc ky hoan mi do
Xuân Chinh said…
Hi! Bài viết của bạn làm mình rất ấn tượng, vì mình đọc xong Lộc Đỉnh Ký cuãng có cảm nghĩ về Song Nhi giống như bạn, chẳng biết nói, diễn tả cảm nghĩ của mình về nhân vật Song Nhi như thế nào nên mình mạo muội trích dẫn bài viết của bạn vào blog của mình. Phim Lộc Đỉnh Ký vừa rồi nhân vật Song Nhi tuy không diễn đạt hết nhưng với khuôn mặt thánh thiện của Hà Trác Ngôn thì cũng diễn tả hết phần nào nhân vật Song Nhi trong truyện. Mà mình yêu nhân vật Song Nhi có lẽ chỉ vì người yêu cũ của mình cũng khá giống phần nào đó với Song Nhi chăng? Một phép so sánh khập khiễng quá...><
Rat nhe said…
Mình thì chưa xem bộ Lộc Đỉnh Kí năm 98 mình xem bộ 2008. Có lẽ người nào xem trước thì sẽ thấy nó có cái hay riêng chẹp Hảo Song Nhi !!!
Unknown said…
Bài viết rất hay. Nhân vật Song Nhi là nhân vật tài sắc vẹn toàn, nhân đức cao thượng trung hậu đảm đang. Quả thực hạng người đa tình thủ đoạn như Vi Tiểu Bảo không xứng với Song Nhi. Quả thật Kim Dung đã quá ưu ái cho tên họ Vi này rồi.

Popular posts from this blog

Mũi Né - Phan Thiết II